Keep and Share logo     Log In  |  Mobile View  |  Help  
 
Visiting
 
Select a Color
   
 
Vận tải đa phương thức là gì

Creation date: Jul 20, 2023 7:05pm     Last modified date: Jul 20, 2023 7:05pm   Last visit date: Jul 12, 2024 6:13am
1 / 20 posts
Jul 20, 2023  ( 1 post )  
7/20/2023
7:05pm
Trường Nam Logistics (truongnamlogistics): edited 7/20/2023 7:05pm

Mỗi phương thức vận tải sẽ có một thế mạnh khác nhau. Trong đó, vận tải đa phương thức đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực logistics. Đây là cầu nối hỗ trợ các hoạt động thương mại trở nên dễ dàng hơn. Để hiểu chi tiết vận tải đa phương thức là gì, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây nhé!

 

Nhược điểm của vận tải đa phương thức

Vận tải đa phương thức là gì?

Vận tải đa phương thức còn có tên gọi khác là Multimodal transport. Là quá trình vận chuyển hàng hóa thực hiện theo nhiều phương thức vận tải khác nhau (từ 2 trở lên). Ví dụ như việc giao – nhận hàng hóa kết hợp giữa đường bộ, đường thủy, sắt hoặc hàng không.

Vận tải đa phương thức dựa trên cơ sở 1 hợp đồng vận tải duy nhất giữa các bên, một chế độ trách nhiệm và do 1 người chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển. Hình thức này được thực hiện phạm vi trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Các hình thức vận tải đa phương thức

Vận tải đường biển – đường hàng không: Mô hình kết hợp này sẽ phát huy được tối đa tính nhanh chóng, giúp hàng hóa được vận chuyển đi một cách nhanh chóng nhất. Trước tiên, hàng hóa sẽ được vận chuyển bằng đường biển đến cảng, sau khi chuyển hàng vào đất liền. Sau đó dùng phương thức vận tải hàng hóa hàng không để tiếp tục chuyển hàng đi. Hình thức này phù hợp với một số mặt hàng như: quần áo, đồ chơi, đồ điện tử, giày dép…

Vận tải bằng đường bộ – đường hàng không: Mô hình này sử dụng ô tô đáp ứng được nhu cầu gom hàng và phân phối hàng hóa.

Vận tải đường sắt – đường bộ: Mô hình kết hợp đường sắt và đường bộ sẽ phát huy được tính linh hoạt, an toàn và tốc độ. Hàng hóa sẽ được đóng gói và đưa lên các toa tàu chở đến ga đích. 

Vận tải hỗn hợp: Hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt hoặc đường thủy nội địa đến cảng biển của nước xuất khẩu, sau đó bằng đường biển đến cảng biển của nước nhập khẩu để từ đó đến nơi nhận bằng đường bộ, đường sắt hoặc đường thủy nội địa. Đây là loại hình vận tải phổ biến nhất để vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, phù hợp với các loại hàng hóa vận chuyển bằng container trên các tuyến vận tải không yêu cầu thời gian giao nhận gấp.

 

Trường Nam Logistics

 

 

Mô hình cầu lục địa (Land Bridge): Hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển qua các đại dương đến các cảng ở một lục địa nhất định, sau đó hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ đến cảng và tiếp tục vận chuyển bằng đường biển đến một châu lục khác.

Một số hình thức khác: Mini Bridge, Micro Bridge.

Vai trò của vận tải đa phương thức

Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vai trò của vận tải đa phương thức là gì đối với ngành Logistics. Nó là cầu nối hỗ trợ cho các hoạt động giao thương phát triển nhanh hơn. Cụ thể:

Giúp tăng khả năng cạnh tranh về giá, chất lượng. Phương thức này giúp tiết kiệm 1 khoản chi phí và đáp ứng được tiêu chí: Just In Time (JIT) nghĩa là: “Đúng sản phẩm – đúng số lượng – đúng nơi – đúng thời điểm cần thiết”.

Giảm thiểu chứng từ không cần thiết, tạo sự liên kết giữa chính phủ và doanh nghiệp. Từ đó, các hoạt động vận chuyển trở nên đơn giản hơn. Các doanh nghiệp cũng giảm bớt rào cản trong kinh doanh, tiếp cận thị trường nhanh hơn.

Nguồn bài viết: https://truongnamlogistics.com/van-tai-da-phuong-thuc-la-gi/