Việc tính toán nguyên vật liệu sử dụng trước khi xây nhà là điều vô vùng cần thiết bởi nó giúp bạn định mức được chỉ phí cũng như chủ động về nguồn tài chính của mình. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn, không biết tính toán sao cho vừa đủ, hợp lý thì hãy xem ngay cách tính gạch xây nhà đơn giản và chuẩn nhất bạn cần biết mà Sàn Phẳng UTC chia sẻ dưới đây nhé!
Xây nhà thường dùng gạch loại nào?
Gạch là vật liệu không thể thiếu trong mỗi công trình xây dựng. Trên thị trường hiện nay có đa dạng các loại gạch phù hợp với từng công trình. Dưới đây là một số loại gạch phổ biến được sử dụng rộng rãi mà bạn có thể tham khảo:
Gạch ống
Gạch ống hay còn được gọi là gạch đất nung, được chế tạo từ hỗn hợp đất sét và nước. Hỗn hợp này được trộn đều rồi tiến hành đúc khuôn, sấy khô và nung ở nhiệt độ cao trong lò nung với thời gian nhất định. Gạch ống có độ bền cao, không quá nặng, dễ tìm kiếm và giá thành rẻ. Do đó, chúng được sử dụng phổ biến trong xây dựng. Tuy nhiên, khả năng chịu lực của loại gạch này không tốt nên dễ bị vỡ lẹm gây thiếu hụt nguyên liệu.
Gạch thẻ
Gạch thẻ cũng được sử dụng nhiều trong xây dựng cấu trúc tường nhà. Loại gạch thẻ này được làm từ đất sét nung kết hợp với bột đá và các chất phụ gia. Có nhiều loại gạch thẻ với kích thước khác nhau: gạch thẻ đặc, gạch thẻ 2 lỗ, gạch thẻ 4 lỗ… khá giống với các loại gạch truyền thống. Tuy nhiên, loại gạch này có điểm ưu việt hơn là chống thấm và chịu lực tốt hơn.
Ngoài ra, gạch thẻ còn được dùng để ốp tường trang trí cho ngôi nhà. Ưu điểm của loại gạch này là có độ cứng và khả năng chống thấm tốt, bền màu nên sử dụng được lâu dài. Do đó, gạch thẻ có thể được dùng để ốp tường trong cả nội thất và ngoại thất.
Gạch 6 lỗ
Gạch 6 lỗ thực chất là loại gạch đất nung. Tuy nhiên, gạch 6 lỗ được sản xuất từ loại đất sét chất lượng cao, ủ trong 3-6 tháng, sau đó đem nung ở nhiệt độ cao với kỹ thuật chuyên môn.
Vì vậy, loại gạch này sẽ có trọng lượng nhẹ hơn gạch nung truyền thống. Điều này giúp cho quá trình xây dựng được nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn. Gạch 6 lỗ cũng có giá thành tương đối rẻ nên được sử dụng rộng rãi. Đồng thời, 6 lỗ rỗng giúp loại gạch này dễ dàng tản nhiệt giúp ngôi nhà hạn chế tác động của thời tiết bên ngoài.
Gạch block
Gạch block, còn được gọi là gạch không nung, gạch bê tông, là loại gạch được tạo ra từ các nguyên liệu chủ yếu là xi măng và cát. Tiến hành trộn đều các nguyên liệu rồi đổ khuôn định hình, chúng sẽ tự đóng rắn mà không cần qua nhiệt độ.
Gạch block cũng có nhiều loại với mẫu mã phong phú: gạch block bê tông rỗng, gạch block bê tông đặc, gạch ống, gạch polymer hóa… Gạch block có độ bền tốt, có thể đáp ứng các tiêu chuẩn chịu lực, độ nén, nhiệt độ… Tuy nhiên, gạch block lại có trọng lượng nặng hơn so với các loại gạch khác.
Vì Sao Phải Tính Trước Số Gạch Xây Nhà?
Tìm hiểu cách tính gạch xây nhà hay cách tính m2 gạch xây nhà giúp gia chủ:
- Dự toán nguyên vật liệu: Tính toán gạch giúp xác định số lượng gạch cần thiết để hoàn thành việc xây nhà, tránh lãng phí tiền và nguồn lực không cần thiết.
- Dự toán ngân sách: Bằng cách tính toán gạch và các nguyên vật liệu khác, bạn có thể xác định chi phí xây nhà. Điều này giúp bạn dự toán ngân sách chính xác và quản lý tài chính hiệu quả.
- Kế hoạch thi công: Việc biết được số lượng gạch cần sử dụng sẽ giúp bạn lập kế hoạch thi công một cách chính xác, bao gồm việc xác định thời gian và công việc cụ thể liên quan đến lắp đặt gạch.
- Đảm bảo chất lượng công trình: Tính toán gạch cũng giúp đảm bảo chất lượng công trình vì bạn biết số lượng và loại gạch cần sử dụng. Điều này đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết cho công trình.
- Đảm bảo an toàn: Việc tính toán gạch và các nguyên vật liệu khác cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng công trình không sử dụng quá nhiều hoặc quá ít nguyên vật liệu, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật trong xây dựng.
Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cách Tính Mét Vuông Gạch Xây Nhà
Những yếu tố ảnh hưởng đến cách tính số gạch xây nhà là:
- Kích thước của từng viên gạch: Việc sử dụng các loại gạch có kích thước khác nhau sẽ quyết định đến số lượng gạch sử dụng để xây nhà. Vì vậy, trước khi tìm hiểu cách tính gạch xây móng nhà, tường nhà,… bạn phải xác định được kích thước gạch mà bạn sẽ sử dụng.
- Kiểu xây: Số lượng gạch xây theo chiều dọc có thể khác so với xây theo chiều ngang. Ngoài ra, kiểu xây dọc hay ngang còn ảnh hưởng đến cấu trúc và độ chắc chắn của ngôi nhà. Do đó, bạn cần xác định kiểu xây trước khi tìm hiểu cách tính gạch xây nhà.
- Độ dày của vữa xây: Khi tính toán số gạch cần để xây nhà, bạn cần phải ước tính độ dày của vữa xi măng. Yếu tố này thường được quyết định bởi tay nghề thợ xây.Tuy nhiên, độ dày lý tưởng đối với gạch xây ngang là 12mm còn xây dọc là 10mm.
Xây 1m2 cần bao nhiêu gạch?
Gạch xây tường là một loại vật liệu sử dụng trong xây dựng, được sản xuất bằng cách nung hoặc không nung thành các vật thể cứng với khối lượng và kích thước được đặt sẵn theo khung. Trong quá trình xây dựng, gạch được liên kết với nhau bằng vữa để tạo nên những bức tường che chắn, ngăn cách.
Trước hết, để có thể tính được lượng gạch cần cho 1m2 tường thì phải biết được những yếu tố ảnh hưởng đến số lượng gạch cho 1m2. Để biết được chính xác 1 mét vuông bao nhiêu viên gạch thì cần phải chú ý đến những yếu tố sau:
Kích thước của viên gạch là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến số lượng gạch trong xây dựng. Mỗi loại gạch với những kích thước khác nhau sẽ ảnh hưởng đến cách tính gạch xây tường và ảnh hưởng đến số lượng của gạch trong xây dựng. Thường để xây dựng thì người ra sẽ sử dụng những loại gạch như gạch thẻ, gạch ống với kích thước 5x10x20cm và 4x8x19cm. Hoặc sử dụng gạch ống với kích thước 10x10x20cm. Noài ra còn có thể sử dụng một số loại gạch kích thước 8x8x19cm hoặc 6.5×10.5x22cm.
Kiểu đặt gạch xây tường cũng ảnh hưởng đến số lượng của gạch. Bạn cần phải hiểu về một số nguyên lý, khái niệm trong việc xây dựng như xây gạch theo hàng ngang hay hàng dọc, bố trí những viên gạch như thế nào.
Độ dày mạch vữa cần phải chú ý lớn hơn so với mạch vữa dọc. Thường độ dày của mạch vữa tường ngang khonarg 12mm và tường dọc khoảng 10mm. Độ dày của mạch vữa khi xây nên dao động từ 7-15mm. Khi tính 1m2 bao nhiêu gạch cần phải trừ đi diện tích của mạch vữa để có được con số chính xác nhất.
Thị trường hiện nay có nhiều loại gạch dùng cho xây dựng như gạch ống, gạch thẻ, gạch lỗ, gạch block. Mỗi loại gạch ccos kích thước khác nhau một chút. Như gạch ống 2 lỗ kích thước 5.5×9.5x20cm, gạch 6 lỗ kích thước 10x15x21cm, gạch block 19x19x39cm. Đây là những loại gạch thông dụng, phổ biến nhất trong thị trường xây dựng, và khi tính 1 mét vuông xây hết bao nhiêu viên gạch thì cần phải dựa trên từng loại gạch để có được tính toán thích hợp nhất.
Cách tính gạch ống
Gạch ống thường là gạch có 2 lỗ, kích thước 5.5×9.5x20cm, thường được sử dụng để xây tường 110 tức là xây một hàng. Khi xây dựng cần phải có mạch vữa 1cm/1 mạch vữa. Như vậy, diện tích của 1 viên gạch sau khi xây xong sẽ là 7.5×11.5x22cm. Tiết diện của gạch là S=0.075×0.22=0.0165. Như vậy, 1 m2 tường cần bao nhiêu gạch ống sẽ được thực hiện bằng cách lấy 1/0.0165=60.6 viên, tức 1 m2 sẽ cần 61 viên gạch ống 2 lỗ. Trường hợp xây tường 220 thì số gạch sẽ được tăng lên gấp đôi.
Cách tính gạch thẻ
Gạch thẻ là sản phẩm gạch ốp lát được sản xuất từ bột đá kết hợp với đất sét và một số phụ gia khác, thiết kế thành hình chữ nhật với nhiều kích thước khác nhau. Sản phẩm gạch thẻ nhỏ, cứng và đảm bảo được độ vững chắc cao cho công trình xây dựng, chống thấm tốt.
Kích thước của gạch thẻ đặc khoảng 195x90x55mm với gạch thẻ đặc, 180x80x45cm với gạch thẻ 2 lỗ, 180x80x80mm với gạch thẻ 4 lỗ, 195x135x90mm với gạch thẻ 6 lỗ. Vẫn là 1cm/mạch vữa, cách tính như trên ta có thể thấy được lượng gạch cần thiết cho 1m2 gạch thẻ đặc là 62 viên, 1m2 gạch thẻ 2 lỗ là 77 viên với tường 110, 1m2 gạch thẻ 4 lỗ cần 50 viên, 1m2 gạch thẻ 6 lỗ cần 43 viên.
Cách tính gạch 6 lỗ
Gạch 6 lỗ là gạch có kích thước 210x100x150mm, vẫn theo cách tính trên và 1cm/mạch vữa, ta có thể tính được 1m2 tường cần bao nhiêu gạch 6 lỗ. Với tường 110 thì 1m2 tường cần 25 viên gạch 6 lỗ, còn với tường 220 thì 1m2 tường cần 50 viên gạch 6 lỗ.
Cách tính gạch block
Gạch block là sản phẩm gạch không nung được tạo thành từ xi măng và nhiều cốt liệu khác như mạt đá, cát vàng, cát đen, xỉ nhiệt điện, phế thải công nghiệp, đất… Gạch block chính là bê tông với tỉ lệ nước thấp không trải qua quá trình nung nên tính thân thiện với môi trường cao. Thường gạch block có kích thước 190x39x19cm nên nếu xây tường 110 thì 1m2 tường cần 12 viên gạch, nếu xây tường 220 thì 1m2 tường cần 24 viên gạch.
Cách tính gạch xây nhà chuẩn
Cứ thế từng loại gạch sẽ có những đặc điểm khác nhau, bên cạnh đó loại tường cũng ảnh hưởng đến cách tính gạch xây nhà.
Cách tính gạch xây nhà theo m2
Tính số lượng gạch xây dựng nhà ở mặc dù không quá phức tạp nhưng nó liên quan đến nhiều yếu tố như loại gạch bạn sử dụng, kích thước viên gạch hay tường xây 10 hay 20 để tính toán.
Công thức tính gạch xây nhà theo m2 như sau:
Số lượng gạch = Diện tích tường nhà cần xây/Diện tích viên gạch - Diện tích hao hụt
Trong đó:
- Diện tích tường nhà cần xây = chiều dài x chiều cao tường nhà
- Diện tích viên gạch = Chiều dài x chiều cao viên gạch
Cách tính số lượng gạch khi xây tường 10
Tường 10 hay còn gọi là tường đơn, tường con kiến bởi chiều dày của nó bằng mặt nằm của viên gạch 100mm cộng với độ dày 2 lớp vữa 10mm nên tường dày khoảng 110 mm. Xây loại tường này thường sử dụng các viên gạch có kích thước 200 x 110 x 60mm.
Ví dụ, xây dựng mạch vữa 1cm/1 mạch, tiết diện của viên gạch sau khi xây sẽ là 220x130x80mm -> Diện tích gạch: 0,08 x 0,22 = 0,0176. Từ đó, 1m2 tường 10 sẽ cần đến 1/0.0176 = 56 viên gạch.
Cách tính số lượng gạch khi xây tường 20
Tường 20 hay còn gọi là tường đôi. Khi xây dựng tường này thường sử dụng các viên gạch có kích thước 190 x 80 x 40mm -> Diện tích gạch: 0,04 x 0,19 = 0.0076. Từ đó, 1m2 tường 20 sẽ cần đến 1/0.0076 = 131 viên gạch.
Như vậy, gia chủ cần tính toán kỹ lưỡng khi lựa chọn và mua gạch cho mình để tránh tình trạng lãng phí không cần thiết đồng thời đảm bảo tính vững chắc, an toàn công trình của mình.
Tóm lại, cách tính gạch xây nhà chính xác tương đối đơn giản. Mỗi loại gạch với kích thước khác nhau sẽ cần lượng gạch khác nhau. Bạn hoàn toàn có thể tự mình tính toán và dự đoán chi phí xây dựng ngay cả khi không phải thợ xây.
Bài viết trên đây giúp bạn biết cách tính gạch xây tường chính xác nhất, Click here để tham khảo thêm nhiều thông tin, giúp quý vị đưa ra được những quyết định tốt nhất trong việc mua gạch xây tường. Nắm được cách tính gạch xây tường, tính được 1m2 tường 200 bao nhiêu viên gạch hoặc 1m2 tường 110 bao nhiêu viên gạch là việc làm đầu tiên cần xác định để quyết định đến việc mua vật liệu. Cần phải biết loại tường và loại gạch mình định xây và sử dụng là gì để có được quyết định đúng nhất cho dự toán.
Tìm hiểu thêm:
https://website.beacons.ai/sanphangutc/websites/live/4f0ef98c-7b79-4a2e-ae89-6416c76b22df
https://en.everybodywiki.com/User:Sanphangutc1
https://blog.udn.com/sanphangutc/181452418
https://www.cake.me/portfolios/tim-hieu-san-phang-la-gi
https://hackmd.io/@sanphangutc/rJi_GIpXkl
https://start.me/w/MNndXe
https://www.keepandshare.com/discuss2/21036/t-m-hi-u-s-n-ph-ng-l-g-quy-tr-nh-thi-c-ng-s-n-ph-ng-utc
https://www.jotform.com/sign/243379280783063/invite/01je7z3yn92bd6c5d49f9bf33e
https://list.ly/list/B6WT-tim-hieu-san-phang-la-gi-quy-trinh-thi-cong-san-phang-utc
https://www.besport.com/l/a9qR9cew
https://bresdel.com/blogs/779416/T%C3%ACm-hi%E1%BB%83u-s%C3%A0n-ph%E1%BA%B3ng-l%C3%A0-g%C3%AC-Quy-tr%C3%ACnh-thi-c%C3%B4ng
https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfT4hwqrPTbRjXrFo_aA4Z5fdUUoCTRja4C8oFTvdozLcp5TA/viewform?usp=sf_link
https://sanphangutc.weebly.com/home/tim-hieu-san-phang-la-gi-quy-trinh-thi-cong-san-phang-utc
https://oag.treasury.gov.za/RMF/Lists/Framework%20Feedback/DispForm.aspx?ID=75562
https://www.behance.net/gallery/213987067/Tim-hiu-san-phng-la-gi?
https://sanphangutc.wordpress.com/2024/12/04/tim-hieu-san-phang-la-gi-quy-trinh-thi-cong-san-phang-utc/
https://www.gov.bn/Lists/eDarussalam%20Survey/DispForm.aspx?ID=207280
https://www.aerocivil.gov.co/atencion/participacion/encuesta/Lists/Rendicin%20de%20Cuentas%202017/DispForm.aspx?ID=158232
http://network.hu/sanphangutc/blog/san-phang-blogja/tim-hi-u-san-ph-ng-la-gi-quy-trinh-thi-cong-san-ph-ng-utc
https://sanphangutc.mystrikingly.com/blog/tim-hi-u-san-ph-ng-la-gi-quy-trinh-thi-cong-san-ph-ng-utc
https://5be2b3453b459418602e78b76a.doorkeeper.jp/events/180359
https://sanphangutc.amebaownd.com/posts/55966563
https://sanphangutc-vns-organization.gitbook.io/sanphangutc/basics/markdown