To make sure your calendar, event reminders, and other features are always
correct, please tell us your time zone (and other details) using the
drop-down menus below:
Set Date/Time format:
In 12 Hour format the hours will be displayed as 1 through 12 with “a.m.” and “p.m.”
displayed after the time (ex. 1:00p.m.). In 24 hour format the hours will be displayed as 00 through 23 (ex. 13:00).
You can always change your time zone by going to your Account Settings.
Use the dropdown menu to view the events in another time zone. The primary time zone will be displayed in parentheses.
Use the dropdown menu to view the events in another time zone. The primary time zone will be displayed in parentheses.
Visiting Ta Hongduyen(username: tahongduyen152)
Create a new Discussion Topic
Tag
Please wait...
Select a Color
Manage Applications
Check the items that you want displayed. Uncheck all to hide the section.
Calendars
Files
Addresses
To Dos
Discussions
Photos
Bookmarks
The “Switch Navigator” button will no longer be available after February 14, 2017.
Please learn more about how to use the new Navigator by clicking this link.
Creation date: Nov 29, -0001 4:07pm Last modified date: Jan 25, 2021 1:23am Last visit date: Sep 27, 2024 12:40am
1 / 20 posts Displaying comment thread
Jan 25, 2021 ( 1 post )
1/25/2021
1:21am
Ta Hongduyen (tahongduyen152)
Viêm tinh hoàn là gì? Viêm tinh hoàn là bệnh viêm (sưng) một hoặc hai tinh hoàn trong bìu dái. Bệnh thường do tinh hoàn nhiễm khuẩn hoặc do virus quai bị gây ra.
Viêm tinh hoàn do vi khuẩn có thể gây ra bởi nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs), đặc biệt là bệnh lậu hay chlamydia. Viêm tinh hoàn do vi khuẩn thường dẫn đến viêm mào tinh hoàn, một tình trạng viêm của ống cuộn dẫn tinh (mào tinh hoàn) ở mặt sau của tinh hoàn.
Viêm tinh hoàn gây đau và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tuy nhiên, may mắn là nếu được chữa trị tốt, hầu hết các trường hợp đều khỏi bệnh hoàn toàn mà không để lại biến chứng gì và rất hiếm khi bệnh dẫn đến vô sinh.
Triệu chứng thường gặp Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm tinh hoàn là gì? Các triệu chứng thông thường của viêm tinh hoàn bao gồm:
Đau và sưng ở bìu dái, triệu chứng sưng có thể kéo dài thêm vài tuần sau khi khỏi bệnh Buồn nôn Sốt Đau khi đi tiểu Cảm giác nặng ở bên bị tác động Có lẫn máu trong tinh dịch Bìu dái đau khi chạm vào và đau khi quan hệ tình dục. Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ? Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Nguyên nhân gây bệnh Nguyên nhân nào gây ra viêm tinh hoàn? Nguyên nhân chủ yếu gây viêm tinh hoàn là do nhiễm trùng. Nhiều loại vi khuẩn và virus có thể gây ra tình trạng này. Trong đó virus phổ biến nhất gây viêm tinh hoàn là virus quai bị. Căn bệnh này thường xảy ra ở bé trai sau tuổi dậy thì. Viêm tinh hoàn thường phát triển 4-6 ngày sau khi bị bệnh quai bị.
Viêm tinh hoàn cũng có thể xảy ra cùng với nhiễm trùng đường tiết niệu và mào tinh hoàn.
Ngoài ra, một nguyên nhân nữa có thể dẫn đến viêm tinh hoàn là nhiễm trùng lây lan qua đường tình dục (STI) như bệnh lậu hay chlamydia.
Nguy cơ mắc phải Những ai thường mắt phải viêm tinh hoàn? Viêm tinh hoàn được chẩn đoán ở mọi độ tuổi, nhưng chiếm số đông là nam giới trên 45 tuổi và đặc biệt là bệnh nhân đang bị quai bị. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết đối với trường hợp của bạn.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm tinh hoàn? Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm tinh hoàn bao gồm:
Không được tiêm chủng ngừa bệnh quai bị Nhiễm trùng đường tiết niệu Có thực hiện phẫu thuật liên quan đến các bộ phận sinh dục hoặc đường tiết niệu Có bẩm sinh bất thường trong đường tiết niệu Quan hệ tình dục không lành mạnh. Điều trị hiệu quả Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm tinh hoàn? Để chẩn đoán bệnh viêm tinh hoàn, bác sĩ sẽ khám lâm sàng để xem xét các triệu chứng. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ làm một số xét nghiệm như:
Xét nghiệm công thức máu toàn bộ Siêu âm tinh hoàn Xét nghiệm để phát hiện chlamydia và bệnh lậu (xét nghiệm niệu đạo) Xét nghiệm nước tiểu Thử nước tiểu Nếu có chất thải ra từ dương vật, bác sĩ có thể lấy mẫu thử và gửi đến phòng thí nghiệm để nghiên cứu. Xét nghiệm này cũng có thể giúp tìm ra xem có bệnh lây truyền qua đường tình dục hay không. Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm tinh hoàn? Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và bao gồm:
Thuốc kháng sinh, nếu nhiễm trùng do vi khuẩn (trong trường hợp bạn bị bệnh lậu hoặc chlamydia, bạn và cả bạn đời cần được điều trị) Thuốc chống viêm Thuốc giảm đau Nghỉ ngơi tại giường, nâng cao tinh hoàn và chườm lạnh khu vực nhiễm trùng có thể giúp bạn giảm đau. Chế độ sinh hoạt phù hợp Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm tinh hoàn? Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm tinh hoàn:
Chườm túi đá lên bìu dái để làm dịu chỗ sưng và giảm đau Mang khố đeo của vận động viên Uống nhiều nước và dùng thuốc không kê toa để giảm đau. Nếu bạn cảm thấy đau dữ dội, bác sĩ có thể kê thuốc mạnh hơn Gọi bác sĩ nếu bạn đau dữ dội, sốt cao hoặc khó tiểu Dùng bao cao su để tránh mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục Nói với bác sĩ nếu bạn dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu Tiêm vắc xin hoặc cho con bạn tiêm vắc xin ngừa bệnh quai bị để ngăn ngừa viêm tinh hoàn do quai bị. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Attach this discussion to an event, task, or address
You can attach a link to this discussion to an event in your Calendar, a task in your To Do list or an Address. Check the boxes below for the data you want to
bring into the event’s or task’s description, and then click “Select text to copy” to have the next event or task you create or edit have the discussion text and link.