Keep and Share logo     Log In  |  Mobile View  |  Help  
 
Visiting
 
Select a Color
   
 
Hướng dẫn chi tiết giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp

Creation date: Apr 26, 2022 11:59pm     Last modified date: Apr 26, 2022 11:59pm   Last visit date: Aug 28, 2024 3:58pm
1 / 20 posts
Apr 26, 2022  ( 1 post )  
4/26/2022
11:59pm
Llsdnv Ubdv (ngn134263)

Giá trị tài sản ròng là gì?

giá trị ròng là gì? Giá trị tài sản ròng (Net Worth) dùng để phản ánh tình hình tài chính một cách chính xác nhất của mỗi doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhưng chưa chắc có phần giá trị tài sản cao

Tài sản ròng là điều mà mỗi giám đốc hay nhà đầu tư quyết định lựa chọn doanh nghiệp quan tâm. Dựa vào những giá trị này có thể đánh giá chính xác tình trạng kinh tế cùng với tiến độ kinh doanh của tổ chức.

Giá trị tài sản ròng của một doanh nghiệp?

Giá trị tài sản ròng chính là kết quả sau khi đã lấy giá trị của tất cả tài sản (bao gồm tài sản tài chính và phi tài chính) đang sở hữu trừ đi tất cả các khoản nợ hiện chưa thanh toán.

  • Tài sản tài chính và phi tài chính: Tiền mặt, các khoản đầu tư, cũng như bất động sản, máy móc phương tiện,…
  • Phần nợ hiện chưa thanh toán hay nợ phải trả: Các khoản vay mua trang thiết bị, máy móc, phương tiện, vay từ ngân hàng,…

Nói một cách đơn giản hơn chính là phần giá trị tài sản ròng là toàn bộ những gì còn lại của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản nợ.

 

Đối với các doanh nghiệp thì giá trị tài sản ròng sẽ được hiểu rõ hơn trong hai trường hợp sau:

  • Trong kinh doanh: chính là vốn hoặc giá trị sổ sách của chủ sở hữu riêng của doanh nghiệp, cũng như tổ chức đó.
  • Trong báo cáo tài chính: là kết quả sau khi đã lấy tất cả tài sản trừ đi các khoản nợ mà doanh nghiệp, tổ chức phải trả.

Ý nghĩa của giá trị tài sản ròng đối với doanh nghiệp

Như đã được đề cập bên trên, phần giá trị tài sản ròng trong kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ được tính là giá trị sổ sách hoặc còn được gọi là phần vốn của chủ sở hữu riêng. Giá trị này được tính toán dựa trên toán bộ giá trị của tất cả những tài sản và khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Những số liệu thực tế và cụ thể sẽ được thể hiện minh bạch trên bảng báo cáo tài chính.

  • Nếu như các khoản lỗ lũy kế đã vượt quá số vốn của chủ sở hữu, cũng như các cổ công. Tổng giá trị tài sản ròng lúc này của doanh nghiệp sẽ bị âm, đồng nghĩa với việc nhà đầu tư vào công ty, các cổ đông sẽ chịu khoản lỗ.
  • Giá trị tài sản ròng là một tiêu chí chính xác đánh giá tiềm lực kinh doanh của doanh nghiệp, là cơ sở đầu tiên quyết định việc đầu tư của các nhà đầu tư hay quyết định thực hiện cho vay vốn của ngân hàng.
  • Giám đốc doanh nghiệp thông thường sẽ căn cứ vào giá trị tài sản ròng để nắm rõ hơn về tình hình, cũng như các mức độ các khoản nợ phải trả. Từ đó tìm giải pháp, kế hoạch để giải quyết số nợ đó hay tiết kiệm, đầu tư tiền,…

Giá trị tài sản ròng trên bảng cân đối kế toán

Giá trị tài sản ròng không thể hiện một cách trực tiếp trên bảng cân đối kế toán. Các giá trị này phải tính toán dựa trên các chỉ tiêu trong bảng để xác định được giá trị tài sản ròng.

 

Tìm hiểu thêm về giá trị tài sản ròng tại trang web https://toptradingforex.com/

 

Công thức tính phần giá trị tài sản ròng như sau:

 

GIÁ TRỊ TÀI SẢN RÒNG = TỔNG TÀI SẢN – TỔNG NỢ PHẢI TRẢ

 

Theo công thức trên, chúng ta phải tính được tổng tài sản và tổng nợ cần phải trả của doanh nghiệp. Giá trị tài sản ròng có thể mang cả dấu âm (-) nếu như phần tổng tài sản nhỏ hơn tổng nợ phải trả.

Tính tổng nợ phải trả

  • Nợ ngắn hạn: Thuế và các khoản cần phải nộp Nhà nước. Các khoản phải trả người lao động, chi phí phải trả ngắn hạn,…
  • Nợ dài hạn: Phải trả người bán dài hạn. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn, Cổ phiếu ưu đãi,…

Như vậy, tài sản ròng luôn có giá trị vô cùng quan trọng đối với bất kì doanh nghiệp nào. Một doanh nghiệp nào luôn có lợi nhuận cao, trên thực tế chưa hẳn là đã có giá trị tài sản cao. Nó còn phụ thuộc vào số tiền mà doanh nghiệp đó hiện đang nợ.

 

Việc quản lý thu chi và các khoản công nợ của doanh nghiệp đó là nhiệm vụ quan trọng không chỉ đối với kế toán mà còn đối với cả giám đốc. Việc thấu hiểu được tầm quan trọng đó, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện các biện pháp áp dụng công nghệ vào quá trình quản lý tài sản và công nợ.