Dù là trực tiếp hay gián tiếp, tất cả chúng ta đều đang phải đóng thuế. Vậy, thuế là gì? Nhà nước thu thuế với mục đích gì? Ở Việt Nam đang tồn tại bao nhiêu loại thuế? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.
Thuế là gì?
Theo Wikipedia, thuế là một khoản tài chính (tiền) bắt buộc phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công (các khoản chi của chính quyền, doanh nghiệp và người dân khi trang trải kinh phí cho các hoạt động do chính phủ quản lý) khác nhau.
Còn theo Luật Quản lý thuế 2019:
1. Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.
Như vậy, cách hiểu đơn giản nhất, thuế là khoản tiền mà người dân nộp cho ngân sách Nhà nước để giúp quản lý, điều hành đất nước.
Thuế là khoản tiền phải nộp, mang tính bắt buộc mà tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân phải nộp cho nhà nước theo quy định của pháp luật.
Nhà nước thu thuế để làm gì?
Đầu tiên, Nhà nước thu thuế để có chi phí bảo đảm hoạt động của bộ máy Nhà nước, sau đó là cung cấp cho các lợi ích cho quốc gia như các cơ sở vật chất, quốc phòng, pháp luật, y tế, môi trường,…để phục vụ cho người dân.
Chưa hết, Nhà nước thu thuế bởi thuế là công cụ để Nhà nước điều tiết thị trường, hướng dẫn tiêu dùng, bảo vệ thị trường trong nước và đảm bảo cân bằng giữa các nhóm lợi ích trong xã hội bằng cách tăng thuế, giảm thuế hoặc miễn thuế. Ví dụ, Nhà nước muốn khuyến khích tiêu dùng nên giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống còn 8% hay giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng để kìm giá xăng dầu...
Thuế có những đặc điểm gì?
Hiện nay, thuế mang một số đặc điểm như sau:
- Là khoản thu nộp bắt buộc vào ngân sách. Tính bắt buộc thể hiện ở chỗ, người nộp thuế không được chọn đóng hay không đóng thuế mà phải đóng thuế nếu thuộc đối tượng do Nhà nước quy định. Nếu cố tình trốn tránh sẽ bị xử phạt.
Tương tự như người nộp thuế, người thu thuế là đối tượng thay mặt nhà nước tiến hành thu thuế phải thực hiện thu thuế đúng chủ thể và phải đảm bảo bình đẳng giữa các chủ thể nộp thuế.
- Thuế gắn với yếu tố quyền lực Nhà nước: Thuế xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước với mục đích có nguồn kinh phí để Nhà nước hoạt động, chẳng hạn, cung cấp cơ sở vật chất cho Nhà nước thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình.
Đê gắn được yếu tố quyền lực nhà nước cho thuế, các quốc gia, không phân biệt mức độ phát triển, đều có xu hướng ghi nhận thuế ở văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất - các luật thuế. Điều đó cũng gián tiếp đảm bảo tính ổn định trong việc xác định nguồn thu nhập tài chính của nhà nước và đảm bảo tính ổn định của thuế.
- Thuế không mang tính đối giá và không hoàn trả trực tiếp.Đặc điểm này thể hiện ở việc bất kì đối tượng nào, khỉ đủ điều kiện đều phải hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, không phân biệt họ đã nhận được những lợi ích công cộng nào. Điều này cho phép phân biệt thuế thuế và lệ phí là các khoản thu nộp do đối tượng nộp đã nhận được một lợi ích nhất định từ phía nhà nước.
Thuế có vai trò gì?
Trong đời sống xã hội, thuế mang nhiều vai trò như:
- Sử dụng để tăng thu nhập vào ngân sách Nhà nước, góp phần "nuôi" bộ máy Nhà nước để quản lý xã hội. Nguồn thu này cũng là cơ sở để giải quyết các vấn đề an sinh, phúc lợi xã hội về các đối tượng theo chính sách. Đồng thời, thuế góp phần làm nguồn lực xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất công cộng, phục vụ cho người dân.
- Thuế là công cụ hỗ trợ việc cân bằng khoảng cách giàu nghèo, giảm thiểu phân biệt tầng lớp trong xã hội bằng các loại thuế như thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp vì người phải nộp nhiều loại thuế hơn hầu hết là những chủ thể có mức thu nhập cao hơn mức quy định chịu thuế của pháp luật.
- Việc đóng thuế giúp thúc đẩy hiệu suất làm việc tăng lên, đảm bảo công bằng xã hội,..
- Ngoài ra, việc nộp thuế yêu cầu cá nhân, tổ chức kê khai xác nhận các khoản và nguồn thu nhập phải hợp pháp nên đảm bảo sự minh bạch, công bằng..
Phân loại thuế
Dựa vào mỗi cách phân loại khác nhau, thuế sẽ được chia thành các loại khác nhau. Tuy nhiên, thông thường, thuế được chia thành 02 loại sau theo hình thức thu:
- Thuế trực thu: Hiểu đơn giản là loại thuế được thu trực tiếp.
Người nộp thuế trực thu theo quy định của nhà nước cũng chính là người chịu thuế. Loại thuế này sẽ điều tiết trực tiếp đến thu nhập của người chịu thuế.
Các loại thuế trực thu hiện nay tại Việt Nam gồm có: Thuế sử dụng đất nông nghiệp, Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập cá nhân (TNCN).
Đặc điểm của thuế trực thu bao gồm:
+ Thuế trực thu tính thuế dựa trực tiếp trên khả năng của từng đối tượng, có tính phân loại đối tượng nộp theo quy định nên có tính công bằng hơn thuế gián thu.
+ Thuế này ít tác động đến giá cả thị trường bởi trực thu đánh vào tiền của từng cá nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, thuế trực thu cũng có nhược điểm là:
+ Tu nhập và lợi nhuận càng cao thì phải nộp thuế càng nhiều nên thuế này hạn chế sự cố gắng thu nhập của từng đối tượng cụ thể.
+ Tạo ra gánh nặng và áp lực cho người nộp thuế do thuế trực thu do người có thu nhập bắt buộc phải trả trực tiếp.
Trên đây là giải đáp thuế là gì và các loại thuế ở Việt Nam. ngoài ra cùng theo dõi thêm chi tiết qua trang web https://taichinhhangngay.net/ nhé.